Diễn tập hải quân thường niên "Sama Sama" giữa Mỹ và Philippines khai mạc tại thủ đô Manila hôm nay,ỹPhilippinesdiễntậpchốngtàungầmtrênBiểnĐôladakh dự kiến kéo dài hai tuần với các nội dung thực hành chống tàu ngầm, đối phó tàu mặt nước và tác chiến điện tử ở thao trường phía nam đảo Luzon và vùng biển ngoài khơi khu vực này.
Tổng cộng 1.800 binh sĩ và nhiều khí tài sẽ tham gia sự kiện. Mỹ huy động tàu khu trục USS Dewey, một tàu hậu cần và máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon, trong khi Philippines triển khai tàu hộ vệ tên lửa BRP Antonio Luna, trực thăng AW109, máy bay hạng nhẹ C-90 và một đơn vị đặc nhiệm hải quân.
Nhật Bản và Canada cũng cử chiến hạm đến diễn tập, trong khi Anh, Pháp và Australia triển khai sĩ quan trong nội dung diễn tập sa bàn. New Zealand và Indonesia tham gia với tư cách quan sát viên.
"Trật tự thượng tôn pháp luật của quốc tế, vốn bảo đảm hòa bình khu vực suốt hàng chục năm qua, đã bị thách thức để làm lợi cho một quốc gia. Hoạt động cùng nhau là cách bảo đảm chủ quyền và an ninh tốt nhất hiện nay", phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ, phát biểu tại lễ khai mạc nhưng không nêu tên quốc gia cụ thể.
Tư lệnh hải quân Philippines Toribio Adaci tuyên bố diễn tập Sama Sama sẽ giúp các bên tham gia "chuẩn bị sẵn sàng để cùng đối mặt hàng loạt mối đe dọa".
Mỹ triển khai lực lượng đồn trú quy mô lớn tại Philippines sau Thế chiến II, trong đó có hai cơ sở tại nước này từng là căn cứ lớn nhất ở nước ngoài của Washington. Hai nước hồi giữa năm nay ký thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự tại Philippines.
Trung Quốc chỉ trích động thái này "làm leo thang căng thẳng quân sự và gây nguy hiểm cho hòa bình, ổn định trong khu vực".
Vũ Anh (Theo AFP)